top of page

Chúng ta đã thực sự tôn trọng một ai đó chưa?

Mình còn nhớ lúc mình vừa học chương trình Action Learning xòn và luyện tập làm nhà huấn luyện phương pháp Học Hành Động để giúp cá nhân – đội nhóm – tổ chức giải quyết vấn đề, trong vòng hơn nửa năm, một điều ập tới với mình là đi đâu, gặp ai, mình cũng thấy… người khác có vấn đề. Người thì không có năng lực quản lý đội nhóm, người thì không biết cách giao tiếp hiệu quả, người thì quá tự ti… và mình lúc đang tập tành ở vai trò Coach, đột nhiên mình thấy mắt mình sáng hẳn, và mình chỉ muốn nói với những người đó rằng “Bạn ơi, bạn cần được coach, chứ nếu không bạn sẽ ngụp lặn mãi trong chiếc ao tù này mất!”. Và mỗi khi mình thấy ai cứ mãi loay hoay mà không chịu tìm cách xử lý, mình lại cảm thấy cực kỳ…bứt rứt và trong đầu luôn quanh quẩn câu hỏi “Sao họ cứ để vậy nhỉ? Phải thay đổi đi chứ! Không hiểu nổi sao họ cứ dậm chân tại chỗ vậy luôn á? Họ có thể tìm đến coach mà?” vân vân và mây mây…


Chỉ cho đến khi mình kết hợp việc thực hành coaching lên đến hàng chục phiên – hàng trăm giờ với việc học và tự vận hành nhiều về những chương trình Lãnh Đạo Bản Thân, đọc sách tìm hiểu về bản chất của con người, liên tục đặt ra các câu hỏi phản biện với điều mình đang quan sát và cảm nhận, mình mới tự một lúc nào đó, tạo ra được cho mình lăng kính “trung tính” khi nhìn mọi thứ xung quanh NHƯ VỐN DĨ NÓ LÀ, CHỨ KHÔNG PHẢI NHƯ MÌNH NGHĨ LÀ NÓ LÀ.


Và ngày hôm qua, khi đọc Dám Hạnh Phúc – triết gia có trích dẫn một câu nói của Erich Fromm, nhà tâm lý học xã hội người Đức rằng “Tôn trọng là khả năng nhìn nhận người đó như chính họ, nhận biết người đó là tồn tại độc lập và độc nhất vô nhị. Tôn trọng là quan tâm để người đó có thể trưởng thành, phát triển vì chính bản thân họ”, triết gia cũng có giải thích thêm răng “Tôn trọng nghĩa là không định làm gì để thay đổi người ở trước mặt mình, công nhận người đó như họ vốn vậy chứ không đặt ra bất cứ điều kiện nào cả. Và nếu như được ai đó thừa nhận “bản thân như mình vốn có” thì có lẽ người đó sẽ có thêm lòng can đảm lớn lao. Sự tôn trọng, nói cách khác là xuất phát điểm của “khích lệ lòng can đảm”.


Hai chữ “Tôn trọng” với mình đã từng là “yêu thương, quan tâm, lắng nghe, làm theo mong muốn” nhưng suy cho cùng, đó chỉ là “phục vụ cái tôi của một ai đó”. Mình thầm cảm ơn “sự trung tính” – kết quả mình vô tình nhận được thông qua quá trình học hỏi và thực hành làm Coach bao năm nay, cho mình thấm thía hơn thế nào là định nghĩa của hai chữ: “tôn trọng” – là công nhận khách hàng như họ vốn vậy, cùng họ đi từ gốc rễ, đồng hành cùng họ, để họ được khích lệ lòng can đảm – Sống cuộc đời họ chọn, và dĩ nhiên, để không hối tiếc mỗi khi nhìn lại.




2 views0 comments
bottom of page